sharelink247
Click vào link cuối bài viết để xem video nhé

Friday, January 31, 2014

Google kết năm Quý Tỵ bằng doanh thu kỷ lục từ quảng cáo trực tuyến

Click vào link cuối bài viết để xem video nhé

Cổ phiếu Google đã leo lên mức kỷ lục mới vào cuối phiên giao dịch ngày cuối cùng của năm Quý Tỵ sau khi công bố báo cáo tài chính quý IV/2013 cho thấy công ty tìm kiếm Internet lớn nhất thế giới đã có một bước nhảy lớn về doanh thu hàng quý nhờ vào nguồn quảng cáo trực tuyến, song bộ phận Motorola trước khi về tay Lenovo cũng lấy đi của hãng không ít USD.


Theo báo cáo, doanh thu quý IV/2013 của Google tăng 17%, lên đến 16,86 tỷ USD, vượt qua con số dự báo trước đó của giới quan sát trước đó là 16,75 tỷ USD. Điều này đã khiến cho cổ phiếu của hãng tăng 4,7% lên 1.188 USD/cổ phiếu sau khi chốt phiên giao dịch ngày thứ năm, xác lập mức kỷ lục mới cho hãng.
Đóng góp lớn vào mức doanh thu kỷ lục này là phải kể đến doanh thu bộ phận quảng cáo tăng 22%. Quảng cáo trả tiền cho mỗi cú nhấp chuột tăng vượt dự kiến, đạt tốc độ 31%, bất chấp giá quảng cáo giảm 11% do sự cạnh tranh gay gắt từ các thiết bị di động. Điều này buộc hãng phải tinh chỉnh lại hệ thống tiếp thị kỹ thuật số của mình để có thể chạy song song trên cả thiết bị di động và máy tính cá nhân, qua đó tạo sân chơi lớn hơn cho tiếp thị di động với kỳ vọng giá quảng cáo sẽ được đẩy lên cao. Các lãnh đạo của Google cho biết trong một cuộc gọi hội nghị vào thứ năm rằng công ty được hưởng lợi từ nhu cầu mạnh mẽ của các nhà tiếp thị thương hiệu và các nhà bán lẻ trong quý thứ tư - trùng với kỳ nghỉ lễ và mua sắm lớn nhất trong năm, cũng như nhu cầu quảng cáo trực tuyến tăng mạnh từ thị trường thế giới.
Trong khi đó, bộ phận Motorola đã để lỗ 384 triệu USD, hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Theo Bloomberg, Google đã quá mải mê bán giấy phép sáng chế cho các nhà sản xuất điện thoại trong khi để một thương hiệu di động có thể sống sót trên thị trường “siêu cạnh tranh” (cụm từ của chính CEO Larry Page) lại cần sự đầu tư thực sự để tạo nên vị thế độc đáo riêng của mình. Điều này từng là một chiến lược tốt của Microsoft dưới thời Bill Gates, nhưng đó chỉ là khi Windows gần như thống trị thị trường hệ điều hành và những chiếc máy tính cá nhân trở thành vật quen thuộc trong mỗi gia đình. Gần đây, Google cũng đã quyết định bán Motorola cho Lenovo với cái giá hơn 2,9 tỷ USD, trong khi giá thu mua trước đó của Google là 12,5 tỷ USD. Nhưng theo Bloomberg, hãng có thể cũng không quá thiệt trong thời gian nắm giữ Motorola. Chí ít là cũng thu được một ít tiền bản quyền, và rất có thể là thua lỗ Motorola dùng để đánh đổi với thuế: Tận dụng chương trình thuế đầy khoan dung cho các bằng sáng chế, Google đã tiết kiệm được một khoản tiền nộp ngân sách không nhỏ.
Tuy nhiên, dù bán đi bộ phận không sinh lời được xem là một điều tốt đẹp với Google, nhưng hẳn nhiên lại là thông tin không vui cho chính quyền Mỹ. Việc bán tài sản của người Mỹ (bao gồm cả Motorola và bộ phận máy chủ IBM) cho công ty có trụ sở ở Bắc Kinh với một phần thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc đã dấy lên mối quan ngại về an ninh quốc gia. Theo Computer World, thương vụ này sẽ phải chịu sự giám sát chặt chẽ Ủy ban Đầu tư nước ngoài Hoa Kỳ (CFIUS) - một đơn vị chuyên “ngầm” đánh giá tác động đến an ninh quốc gia từ các hoạt động giao dịch với nước ngoài. Đứng đầu là Bộ Tài chính cùng hợp lực với Bộ Quốc phòng và nhiều ban ngành khác, CFIUS có thể đề nghị Tổng thống Mỹ chặn một thương vụ đầu tư của nước ngoài. Gần đây nhất là vào năm 2012, khi Tổng thống Obama ra lệnh cho Tập đoàn Sany của Trung Quốc phải từ bỏ dự án trang trại gió do quá gần căn cứ hải quân Mỹ.


Theo Australian Financial Review, có một quy ước ngầm trong các cơ quan chính phủ các nước Anh, Mỹ, Canada, New Zealand và Úc là không sử dụng thiết bị của Lenovo – cái tên vốn ít bị “bới móc” khả năng xâm phạm an ninh quốc gia hơn ZTE hay Huawei, nhưng điều này sẽ sớm thay đổi sau thương vụ với IBM và Google.

No comments:

Post a Comment